Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

Nhà văn , nhà thơ viết về thầy tôi     Động vật quý hiếm - Thạch Quỳ 
Video có thầy tôi



GẶP “ĐỘNG VẬT QUÝ HIẾM” TRONG LÀNG VĂN XHCN VIỆT NAM

Đỗ Hoàng

“Động vật quý hiếm” trong làng văn XHCN Việt Nam là cách nói vui của anh em nhà văn trong Hội Nhà văn Việt Nam gọi các nhà văn không phải là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Bởi vì tỷ lệ nhà văn không Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam trong Hội Nhà văn Việt Nam rất thấp. Trước đây không quá 5%. Năm 2000 trong 900 nhà văn là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam độ 40 nhà văn không Đảng viên. Nay trong không khí dân chủ tỷ lệ ấy có tăng lên nhưng cũng không nhiều. Và nhà văn không Đảng viên vẫn được gọi là “động vật quý hiếm”(!)
Nhà thơ, nhạc sỹ lừng danh “Làng quan họ quê tôi”, “Úp mặt sông quê” Nguyễn Trọng Tạo được tôi gặp đầu tiên ngoài hành lang hội trường khách sạn La Thành. Anh là đồng đội cũ của tôi. Tôi coi anh như thủ trưởng. Nguyễn Trọng Tạo chọn in bài thơ “Hoa phong lan” của tôi trong Thơ tuyển Quân khu 4 năm 1964 - 1975, lo biên tập và in tập thơ đầu tay “ Khi em xa Huế”, Huế 1988, cùng Phạm Tiến Duật tác động mạnh mẽ để tôi vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 1997 (nhưng mãi đế năm 2001) tôi mới được kết nạp vì tập thơ “Tâm sự người lính”)
Anh Tạo thường nói: “Có kẻ muốn thương không thương được”, “có người muốn ghét không ghét được” . Đỗ Hoàng là không ghét được!
Hôm nay anh nói: “Đỗ Hoàng là nhà phê bình hậu hiện đại nhưng ai tao chơi là mày phê hết.
Tôi nói: “Anh lăng xê những đứa không biết làm văn chương. Lần này em sẽ phê tiếp thằng Nguyễn Bình Phương”
Anh Tạo cười: “ – Nó là thằng em tao” !
- Em phê nó là không biết viết văn làm thơ, chứ không phải phê em anh – Tôi nói.
- Nó vừa vào Chấp hành tha cho nó! – Anh Tạo bảo

*
Tôi và Bảo Ninh cùng khôi các nhà văn thuộc cơ quan Trung ương Hội nên cùng ngồi một dãy với nhau sau Hội trường. Thôi thì “ ai bầu ai bán mặc ai, chúng mình vẫn cứ lai rai chuyện trò.”Mấy văn khuyển bất tài bất tướng cầm micơro sửa ăng ẳng trên sân khấu như những con chó điên.
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến trên hội trường đi ngang chỗ chúng tôi ngồi để ra hành lang, mặt đỏ bừng như mặt Quan công uống rượu, chưởi tục: “ Như lồn! lồn! lồn!
Các nhà văn cười ngặt nghẽo! Nhà văn nữ Lê Minh Khuê bưng mặt bững mũi. Bảo Ninh cười sặc sụa:
- Nó xúc phạm lồn đấy!

Tôi và Bảo Ninh khóa 3 trường Viết văn Nguyễn Du. Khi Bảo Nính in tiểu thuyết “ Nỗi buồn chiến tranh” đề quê là Hà Nội, tôi tưởng gã người Hà Nội thật. Hóa ra Bảo Ninh quê xịn Quảng Bình. Bảo Ninh lấy tên xã của minh đặt làm bút hiệu. Năm 1990, Liên Xô , Đông Âu sụp đỏ cái rầm, ai cũng tưởng Chủ nghĩa Cộng sản trên thế giới tiêu vong. Hội Nhà văn Việt Nam thức thời tặng ngày tiểu thuyết “Thân phận tình yêu” làm giải thưởng hàng năm (Nhà xuất bản đổi tên Nỗi buồn chiến tranh cho nhẹ đi). Nhờ thế Bảo Ninh tên tuổi nổi như cồn. Cũng là cái may mắn hi hữu! Sau này tất cả vũ như cẩn, không ai có cái may mắn đó!
Bảo Ninh xuất thân là gia đình đại trí thức Cách mạng. Bố là giáo sư ngôn ngữ học, đi kháng chiến chống Pháp. Không hiểu sao gã không vào Đảng Cộng sản Việt Nam? Hai ông phản chiến tiêu biểu trong cuộc chiến nồi da xáo thịt trên đất Việt chúng ta là Bảo Ninh và Trịnh Công Sơn đều được thế giới vinh danh. Nhà nước cũng bực nhưng cũng thơm lấy! Trịnh Công Sơn ở nhóm bại nhưng cũng vinh vang trong phe thắng
“ Sung sướng một thời trong nhóm bại
Vinh vang muôn thuở giữa phe hơn”
Bảo Ninh thì “vinh vang muôn thuở ở phe hơn!”
Tự hào thay dân Quảng Bình quê tôi!


*


Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh ngồi gần đầu hội trường. Tôi biết anh từ những năm ở Huế, khi anh có tiểu thuyết “Miền hoang tưởng” ký tên là Đào Phương in ở NXB Thuận Hóa bị đánh lên bờ xuống ruộng. Đánh mạnh nhất là Phan Tứ. Phan Tứ chơi mấy bài trên báo Nhân Dân. Từ đó anh không dám viết hiện thực đương đại nữa, anh quay viết lịch sử, nổi tiếng với Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, Đội gạo lên chùa…Viết thế tha hồ chưởi vua chúa, trùm phe, ác bá, chẳng ai bắt bẻ, lại có tiền, có tiếng.
Tôi nhớ lầm đi trại viết Đại Lãi, tôi và Vương Trọng cải nhau, anh và tôi đi bên hồ, anh bảo: “Nhà văn trong Hội mình nhiều người bảo hoàng lắm, Hoàng nên cẩn thận khi giao tiếp, nói năng”
Lần ấy bàn về thơ chống Mỹ. Vương Trọng cho Phạm Tiến Duật là ngọn cờ hàng đầu trong thời ấy. Anh Trọng nói thế là tôn trọng bạn và biết thân phận của mình.
Tôi thì nói ý khác, tôi nói:
- Thơ chống Mỹ là thơ cổ động viên một chiều!
Vương Trọng mặt đỏ phừng phừng lên chưởi tôi:
- Mi đi trại ăn uổng cơm Hội Nhà văn, mi là kênh khác, kênh hải ngoại
Chắc Vương Trọng cú tôi vì anh không biết chữ Hán lại dịch thơ chữ Hán mà dịch sai lung tung, bị tôi phê!
Đời nào “ Trượng phu thiên lý chí mã cách” mà lại dịch” Lấy da ngựạ bọc chí trai”, “ Cửu trùng án kiếm khởi đượng tịch” dịch “Vua chống kiếm đứng lên ngay”
Nó quá buồi cười quá!
Viết tránh đi mà nổi tiếng còn có nhà văn Nguyễn Văn Thọ (Thọ Muối) lưu lạc bên Đức với tiểu thuyết Quyên!. Thọ cứ cho Quyên tha hồ làm tình, cởi quần cởi xi líp thoái mái bên Tây, đừng cởi bên ta là được. Đau đớn hơn cả cô Kiều. Thế là trúng số. Nhà nước cho giải, doanh nghiệp đưa tiểu thuyết lên phim. Vừa có tiền, vừa có tiếng!


*

Nhà văn Nguyễn Hiếu viết khối lương tác phẩm thật đáng nể. Kỷ niệm nghìn năm Thăng Long anh được in một mét cao sách. Hôi trước thiên niên kỷ 2000, tôi làm biên tập sách văn nghệ NXB giao thông vận tải có biên tập cho anh cuốn tiểu thuyết “Biển toàn là nước”. Anh viết về đội tàu viễn dương của ta. Các thủy thủ biết làm ăn, biết chơi bời, gái gú. Tông viết lúc ấy của anh cũng khá bạo!
Anh hay cười nói trong nuối tiếc: “ Mình đối tượng Đảng 30 năm mà vẫn không được kết nạp. Mỗi lần chuẩn bị kết nạp là mỗi lần gặp sự cố!
Tôi đùa: “Số mệnh nhà văn là phải thế!

*

Nhà văn Ông Văn Tùng vẫn còn khỏe, anh chắc ngoại 80 rồi.
Trong bửa tiệc đứng tổng kết. anh nói::
- Minh với cậu có thời thân thiết nên nối lại.
- Đúng vậy, kết thân mới khó anh ạ! – Tôi nhất trí.
Nhà văn Ông Văn Tùng viết độ 10 cuốn tiếu thuyết 3 tập truyện ngắn. Trong đó có những cuốn rất được như “Những linh hồn bị hành quyết”, “ Pháp trường trắng”” Những kẻ lắm tiền”, “Khát vọng đau đớn”…
Và sách dịch tiếng Trung của anh thì kể không hết. Có quyển tôi và anh dịch chung như “Những điều chưa biết về Từ Hy Thái hậu”, “Vào hang bắt cọp, “ Không tử thuyết”…
Anh bỏ ngành giáo dục về làm anh bán sách rong là vì một tiết dạy thơ Tố Hữu “Bài ca xuân 61” mà tôi có viết trong một tiểu luận.
Thuở ấy anh từ trong Khu 4 lăn lộn về được đến huyện Hoài Đức (Hà Tây cũ) dạy văn cấp 3. Hôm đó thao giảng tiết học “ Bài ca xuân 61” của Tố Hữu. Anh giảng đến khổ:
“Rất chân thật trái tim anh đó
Chia ba phần tươi đỏ
Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
Phần cho thơ, phần để em yêu…”
Thì anh nổi lên cười sằng sặc như một kẻ khùng:
“Trần Bình phân nhục thâm công/ Trần Bình phân nhục thậm công” (Tướng Trần Bình , bên Trung Quốc, chia thịt cho quân linh vạn người nhưng rất công bình, chính xác.)
Vì tưởng Trần Bình xuất thân là một anh bán thịt lợn.
Ai đời thuở nào trái tim mà đem chia! Nịnh thối Đảng!
Và anh bỏ trường , bỏ tiết dạy về ở bãi rác Đê La Thành. Mài hơn 20 năm sau anh dẫn tôi lên Hoài Đức xin lại thời gian công tác dạy học để làm sổ hưu!

*

Sắp về nhà, tôi ra đường Lê Hồng Phong thì gặp ngay Thạch Quỳ. Anh Quỳ người gầy như que sậy. Chỉ thấy nụ cười:
- Tao đọc mạng nét mày thấy thú vị
Hồi làm Trưởng Ban thơ Tạp chí Nhà văn tôi có giới thiệu thơ anh Quỳ mấy lần trên Tạp chí. Anh là một cái tôi rắn như đá. Thạch Quỳ có cá tính, có bản lĩnh.
Tôi gặp anh lần đầu ngay tại Huế lúc tôi sắp bỏ Huế vào cày cuốc trong Nam Bộ. Tôi nhớ mẹ tôi cho tôi hơn chỉ vàng phòng thân. Tôi bán và có tí tiền đãi Thạch Quỳ, Triều Nguyên và một vài anh em khác.
Thơ Thạch Quỳ có nhiều cái chung khá nhưng có những cái riêng rất đặc sắc. Thời cón sống, Xuân Quỳnh rất quý mến Thạch Quỳ
“Năm 60 tôi vào Đại học
Thương anh không bằng cấp giữa đời
Năm 80 anh xây lầu gác
Nhìn cuộc đời anh lại cười tôi”
Nó đau lắm, đau cho một thời và nhiều thời khi họ toàn dùng kẻ lưu manh, láu cá vặt, cả ngu si, dốt nát và ác độc….Anh trí thức tinh hoa, chân chính bị loại ra ngoài rìa, phải sống nghèo hèn!
Đúng là
“Ăn trộm, ăn cướp thành Phật , thành tiên
Đi chùa, đi chiền bán thân bất toại

*
(còn nữa)

Hà Nội 16 – 7 -2015
Đ - H
Video quí hiếm

Ông Mai Văn Hoan viết về thầy Huấn của tui


MỜI BÀ CON GHÉ ĐỌC BÀI MAI VĂN HOAN VIẾT VỀ THƠ THẠCH QUỲ!

CỐT CÁCH NGƯỜI MIỀN TRUNG
QUA THƠ THẠCH QUỲ

Miền Trung là vùng đất “gió Lào cát trắng”, bão lụt triền miên; là nơi phải chịu đựng bao cuộc chiến tranh vô cùng tàn khốc; cũng là vùng đất có nhiều phong cảnh kỳ thú… Tất cả đó đã góp phần tạo cho con người miền Trung những đặc điểm riêng, những cốt cách riêng. Nếu như người miền Bắc lịch lãm, mềm mỏng, tao nhã; người miền Nam phóng khoáng, hào hiệp, cởi mở thì người miền Trung cứng rắn, khảng khái, thật thà. Nét riêng này đã ảnh hưởng ít nhiều đến sáng tác của các tác giả gắn bó khăng khít với mảnh đất miền Trung, trong đó có Thạch Quỳ.

Nhà thơ Thạch Quỳ tên thật là Vương Đình Huấn, sinh năm 1941, tại làng Đông Bích, dưới chân núi Quỳ Sơn, thuộc xã Trung Sơn, Đô Lương, Nghệ An, trong một gia đình trí thức Nho học. Ông nội nhà thơ thuộc dòng dõi khoa bảng, ông ngoại từng thi đỗ ba khoá tú tài, bà ngoại và mẹ là cả một kho tàng văn học dân gian. Cho đến nay, Thạch Quỳ đã cho ra mắt 8 tập thơ. Anh là một trong những tên tuổi sáng giá của thế hệ những cây bút trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và vững bước trên con đường thi ca đầy chông gai cho đến bây giờ.
Thời niên thiếu, anh vừa đi học vừa phải chăn trâu, cắt cỏ dưới chân núi Quỳ. Cái bút danh Thạch Quỳ sinh ra từ đó (Thạch Quỳ là tảng đá ở núi Quỳ). Những vần thơ đầu tiên anh ngồi viết trên tảng đá ấy là những vần thơ bắt chước những bài hát đồng dao của lũ trẻ chăn trâu: Nhổ lác nhổ từng cây/ Nhổ năn măn từng rễ/ Lưng cúi gập suốt ngày/ Bắp chân đầm máu đĩa… (Bài hát của những người nhổ cỏ năn, cỏ lác ở vùng đồng chiêm trũng). Nếu không phải là người trong cuộc chắc không thể viết được những câu thơ giàu chất hiện thực như thế. Anh kể: thời đó, anh cùng với nhà thơ Vương Trọng từng đội những giành phân đầy, bụng đói cồn cào, cố hết sức leo dốc, vượt qua đỉnh núi Quỳ. Có lẽ phải trải qua những tháng năm nghèo túng ấy mà sau này, khi viết về cái nghèo, hiếm nhà nhà thơ nào ở xứ ta diễn tả sinh động, hóm hỉnh, thấm thía và sâu sắc như anh: Cái nghèo đội nón cời và nhón chân từng bước/ Cười sưa răng trên miệng ấm sứt vòi. Anh nhân cách hóa cái nghèo thành một kẻ vô cùng ranh mãnh: Mày núp trong vừng trán mẹ răn reo/ Mày ẩn dưới gót chân em nứt nẻ / Mày luồn lọt qua trăm ngàn mối chỉ/ Để nằm trong mảnh vá áo con ta…/ Đêm ta ngủ thì mày hóa kiến/ Bò nôn nao trong ruột đói của ta. Anh nhận ra đằng sau cái nghèo là những thế lực vô cùng độc ác: Cái nghèo có nọc/ Đốt cha ông từ thuở chẳng chăn màn (Cái nghèo). Chính bọn chúng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cái nghèo, cái đói của dân. Nhưng người dân quê anh nói riêng và người miền Trung nói chung không cam chịu cảnh nghèo. Họ cố tìm đủ mọi cách để thoát khỏi đói nghèo. Thạch Quỳ thể hiện cái ý chí, cái nghị lực phi thường ấy theo cách của mình: Lòng viên sỏi vẫn giữ màu máu đỏ/ Núi nghiêng vai vác con đường lên (Tặng những cô gái đập đá bên đường không tên); Giọt mưa gom hạt bụi hóa phù sa (Gom nhặt trên bãi bom B.52); Nửa phần đời chong mắt đèn xó tối/ Nửa phần đời khép mắt ngóng ngày lên (Nửa phần đời)… Về con người Thạch Quỳ, nhà thơ Võ Văn Trực nhận xét: Vì yêu quê đến câu nệ, đến "cố chấp”, anh cố giữ được bản tính của quê hương đôi lúc gàn dở và cực đoan - người ta thường gọi là "cái gàn của anh đồ Nghệ”. “Bản tính của quê hương” mà nhà thơ Võ Văn Trực nói đến ở đây cũng chính là cốt cách của người miền Trung. Những giai thoại về cái gàn của “ông đồ nghệ Thạch Quỳ” đã phần nào thể hiện bản tính thẳng thắn, khảng khái của những con người ở vùng đất từng được mệnh danh là “chó ăn đá, gà ăn sỏi” này. Một bạn đồng nghiệp của tôi kể rằng: Thời mới chia tỉnh (1991), ông Hồ Phi Phục (lúc đó làm Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An) vốn ngưỡng mộ tài năng thơ ca và bản tính thẳng thắn, cương trực của anh nên gới ý cho Mặt trận Tổ quốc VN tỉnh giới thiệu anh vào danh sách đề cử đại biểu Quốc hội. Nhà thơ Thạch Quỳ từ chối mãi không được. Hôm lấy ý kiến cử tri tại dãy nhà C/9, khu tập thể Quang Trung, anh kiếm cớ không đến tham dự bởi nghĩ rằng sự có mặt của mình sẽ khiến bà con e ngại. Quả đúng như vậy! Nhờ sự vắng mặt của anh mà bà con phát biểu về anh hết sức thoải mái. Bà con thừa nhận anh là người có tài, cương trực, thẳng thắn nhưng thiếu hòa đồng; thường xuyên không tham gia làm vệ sinh cầu thang ngày chủ nhật hàng tuần; ít đi thăm hỏi bà con khu phố trong những dịp lễ tết… Khi nghe thông báo lại ý kiến cử tri, anh thở phào nhẹ nhõm và xác nhận: ý kiến bà con là hoàn toàn đúng.
Đọc lại toàn bộ thơ Thạch Quỳ, điều dễ nhận nhất là cái khí chất mạnh mẽ và đầy bản lĩnh của một cây bút từng trải: Trơ trơ tảng đá/ Đá đổ mồ hôi/ Biết hay không biết/ Lầm lì mồ côi (Tảng đá); Cả cái chết đợi chờ tôi trước mặt/ Hù dọa tôi, tôi chấp nhận lâu rồi. Thạch Quỳ là một con người đầy kiêu hãnh – một sự kiêu hãnh hết sức chính đáng. Bởi anh nói rất trung thực bản tính và tài năng của mình: Tôi đầy ứ, thẳng căng, tôi mạnh khỏe/ Tôi cao hơn đất đá mọi công trình/ Tôi không phải sơ đồ bản vẽ/ Tôi cao hơn người máy, thần linh” (Tôi). Thật ra thì Thạch Quỳ rất tự biết mình: Không bé nhỏ tầm thường, không vĩ đại/ Có thể vứt đi trong xó tối u buồn / Có thể đứng trên đôi chân vững chãi/ Tôi một mình, tôi lớp lớp triều dâng…(Tôi). Mặc dù trải qua bao gian nan, thử thách song anh vẫn không nguôi khát vọng: Từng đối mặt với bạo tàn, chết chóc / Máu trào tuôn, sẹo đóng tự trong hồn / Tôi mệt mỏi đến không còn sợ chết / Nhưng vẫn lòng ham sống thật tôi hơn. Anh khảng khái tuyên bố: Những đau khổ không làm tôi gục xuống (Tôi).
Thạch Quỳ không chỉ có thế. Anh còn là nhà thơ của những suy tư, trăn trở: Bàng hoàng giữa một ngày/ Mình sống hay chẳng sống?”(Không đề); Nghìn năm mưa đã từng mưa/ Thấm vào viên sỏi hay chưa thấm vào? (Lời nghìn năm)… Anh là nhà thơ của những triết lý, chiêm nghiệm: Lưỡi gươm ròng ròng máu tươi/ Nước mắt ướt đầm yên ngựa/ Chỉ có đất với trời và cỏ/ Hiểu đường đi của giọt máu người” (Qua đền Cuông ghi chuyện cũ); Cụ đi tìm chân kinh/ Ở thứ kinh không chữ (Bên mộ Nguyễn Du)… Anh là nhà thơ của tình yêu lứa đôi: Trời đã tết. Khói xanh mờ bụi nước/ Góc vườn con, hoa mận đã đơm khuy/ Lòng như đất lặng thầm mơ dấu guốc/ Cỏ thanh thiên hoa trắng đợi em về (Đợi em ngày giáp tết); Đó là chiều nắng nhạt lá thông rơi/ Đó là sớm kim chi màu cỏ biếc. Tôi trở lại sau mười năm cách biệt/ Bên em trước cỏ lặng yên ngồi (Huế)… Nhưng cái cứng rắn, cái thẳng thắn, cái khảng khái trong thơ Thạch Quỳ thể hiện cốt cách của người miền Trung rõ nét hơn cả. Điều đó đã góp phần quan trọng giúp cho thơ anh có tầm ảnh hưởng khá sâu rộng.

Mảnh đất miền Trung là mảnh đất giàu truyền thống thơ ca. Nhiều nhà thơ tài danh đã sinh ra trên mảnh đất này, như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Tố Hữu, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Hữu Loan, Phùng Quán… Bằng tài năng và tâm huyết của mình các nhà thơ miền Trung đã góp phần thúc đẩy sự phát triển nền thơ ca nước nhà qua các thời đại. Tìm hiểu cốt cách người miền Trung trong thơ Thạch Quỳ cũng chính là tìm hiểu bản sắc riêng của tác giả, của từng vùng miền khác nhau. Thơ dù đổi mới, cách tân đến đâu nhưng nếu đánh mất bản sắc của mình, của quê hương mình, của dân tộc mình thì khó lòng có sức lan tỏa và sức sống lâu bền.

Mai Văn Hoan

Nhà thơ Thạch Quỳ


Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015

Bài viết Ngô Minh với Thạch Quỳ




Bạn thân mến. Nhà thơ Thạch Quỳ (bạn FB) là nhà thơ mà NM yêu quý và kính trọng. NM chơi thân với anh TQ mấy chục năm nay, Từng hồi hộp cùng anh trong đêm đi tìm người đẹp ở
Huế. Từng cùng anh và người đẹp Trần Thu Hà đi suốt buổi sáng lên Đô Lương tìm một hậu duệ của cụ Hồ. Cảm động nhất là NM đã có lần phỏng vấn Thạch Quỳ. Xin mời bạn cùng chia sẻ...
Nhà Thơ Ngô Minh
PHỎNG VẤN THẠCH QUỲ

là đá sao không đứng lại quỳ ?
em đẹp thế dại gì ngô nghê đứng
trời cao quá đất mới là bè bạn
quỳ trước cỏ xanh cũng một cách nguyện cầu

biển đầy thế sao người gầy như gió ?
biển không đầy bằng chai
không đầy bằng mắt nhớ
phải gầy hơn mũi tên mới vào được hư vô
lúm tiền má em thăm thẳm đến không ngờ


nước ngập nhân gian sao người không tắm ?
đá có tắm đâu nắng có tắm đâu
kẻ tắm sữa xông hơi mà tâm hồn dơ dáy
làm sao đến được cõi người !


sao ta thấy người cười mà như khóc
ta cười thật mà cười thật người ơi
lọt lòng mẹ ta đã cười nhăn nhở
nếu ta khóc 65 năm vò xé
còn đâu nước mắt để cười

thơ là gì mà người đeo đuổi
thơ là ma. Thơ chính là ta
nếu được tái sinh xin lại làm thi sĩ
để được tự do xơ xác vì thơ…